Nhổ răng bị nhiễm trùng phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Nhiễm trùng là biến chứng thường gặp sau khi nhổ răng thường gặp. Nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.
Nguyên nhân nhổ răng bị nhiễm trùng
Kết cấu của răng khá chắc chắn lại nằm ở vị trí phía sau trong cùng của cung hàm nên việc nhổ bỏ đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Có thể, vì một yếu tố nào đó dẫn đến biến chứng nguy hiểm và một trong những biến chứng đa số thường gặp chính là biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng.
Nhổ răng bị nhiễm trùng phải làm sao*
Khi nhổ răng thường để lại vết thương hở trên cung hàm khi đó nếu bạn không chăm sóc kỹ càng thì vi khuẩn tìm cách xâm nhập vào và trú ngụ gây ra tình trạng nhiễm trùng. Và nguyên nhân chính gây ra nhổ răng bị nhiễm trùng là:
Môi trường nhổ răng
Bao gồm từ dụng cụ nha khoa đến thiết bị máy móc xung quanh khi thực hiện nhổ răng không đảm bảo vô trùng khiến vi khuẩn phát triển lây lan gây viêm nhiễm, sưng mủ.
Tay nghề bác sĩ
Bác sĩ nhổ răng tay nghề không cao việc xử lý vết thương không tốt và quy trình nhổ răng khôn không đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn an toàn của Bộ Y tế nên phát sinh nhiều vấn đề trong và sau quá trình thực hiện nhổ răng
Chăm sóc răng miệng không đúng cách
Việc chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng chưa tốt, thức ăn còn sót giắt lại tại vị trí mổ răng mà không được làm sạch đúng cách tạo điều kiện vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm vết thương hở.
Nhổ răng bị nhiễm trùng phải làm sao?
Nhổ răng bị nhiễm trùng là biểu hiện của biến chứng vết thương, tuy nhiên nó hoàn toàn có thể phòng tránh được, chỉ cần bạn thực hiện đúng những lưu ý sau:
Tìm hiểu về về phòng khám nha khoa mà bạn định thực hiện nhổ răng. Phải đảm bảo đó là phòng khám nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ được đào tạo chính quy và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, nhằm đảm bảo thao tác nhổ răng diễn ra chính xác nhất.
Đối với ca nhổ răng khó như răng khôn, răng hàm thì bạn nên lựa chọn phương pháp nhổ răng bằng máy siêu âm Piezotome. Đây là phương pháp nhổ răng hiện đại nhất hiện nay, hạn chế tối đa tác động lên các mô nướu và xương hàm xung quanh chân răng, nên thời gian khép miệng vết thương cũng nhanh hơn.
Sau khi nhổ răng cần thực hiện đúng những hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh răng miệng đúng cách, giúp vết thương mau lành, chống lại viêm nhiễm gây mủ.
Cần quay lại nha khoa nếu có dấu hiệu nhiễm trùng răng*
Cách chăm sóc răng miệng để tránh nhiễm trùng
- 24 giờ đầu sau nhổ, không tác động vào khoang miệng bao gồm cả súc miệng với nước muối, không khạc nhổ mạnh.
- Không dùng lưỡi hay dùng vật cứng, ngón tay chạm vào vùng lợi còn đang tổn thương. Vết thương hở là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công.
- Không dùng chất kích thích, thực phẩm có tính cay nóng, dễ gây kích ứng, khiến cho tình trạng thêm xấu. Hạn chế ăn đồ ngọt, các thực phẩm giòn như bánh, gà rán… Vụn từ thức ăn khi không được rửa trôi hết sẽ mắc lại ở vị trí nhổ răng do vết thương đang bị sưng tạo thành khe hở lưu giữ vụn thức ăn.
- Chú ý đến các chế biến thực phẩm sao cho dễ tiêu, dễ nuốt. Bổ sung vitamin từ các loại rau, củ, quả. Vitamin giúp thúc đẩy quá trình lành thương.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về vấn đề nhổ răng bị nhiễm trùng mà bạn quan tâm. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như thông tin hữu ích giúp bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.