Bệnh lở miệng ở người lớn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bệnh. Để chữa trị dứt điểm, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh lở miệng ở người lớn
Bệnh lở miệng ở người lớn không phải là một bệnh lý nghiêm trọng hay gây nguy hại đến sức khỏe quá nhiều, nhưng nếu không chữa trị đúng, kịp thời thì bệnh sẽ gây đau rát, khó chịu và khó khăn khi ăn nhai.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh này là do:
- Vi khuẩn, virus hoặc do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó trong kem đánh răng.
- Bệnh có thể xuất hiện ở những người có chế độ ăn uống nhiều chất béo, ăn cay nhiều khiến những nhiệt độc đó tích tụ lâu ngày trong cơ thể, gây nung đốt niêm mạc miệng, gây ra những vết loét, nấm trắng ở miệng lưỡi…
- Ngoài ra, bệnh lở miệng ở người lớn cũng xuất hiện ở cả những phụ nữ mang thai khi chế độ ăn bị thiếu chất axit folic.
Nhiệt miệng gây đau rát, khó chịu |
Cách điều trị bệnh lở miệng ở người lớn
Bệnh lở miệng ở người lớn nếu đã tái phát lại thì cách tốt nhất bạn cần đến bác sĩ nha khoa sớm để được thăm khám và điều trị triệt để bệnh. Những phương pháp dưới đây có tác dụng giảm đau tạm thời khi có những triệu chứng ban đầu của bệnh lở miệng:
- Dùng các loại thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin thoa ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Một số loại thuốc được dùng trong trường hợp lở miệng ở người lớn như Valacyclovir (Valtrex), Acyclovir ( Xerese , Zovirax), Penciclovir ( Denavir ), Famciclovir (Famvir),…
- Với bệnh nhân phát bệnh lần đầu mà gặp phải các triệu chứng bệnh lở miệng nhưu sốt, đau họng thì nên đi bác sĩ để được tư vấn hoặc áp dụng các biện pháp tự làm mát tại nhà như chườm đá, chườm mát,…
- Có thể phòng tránh bằng cách súc miệng ít nhất 4 lần/ngày với nước muối pha loãng, nên ngậm trong miệng khoảng 1 phút và không nuốt.
- Nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh và làm cho bệnh nặng thêm.
- Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa axít có vị chát hay tẩm nhiều gia vị như chanh, ớt, hạt tiêu, bưởi… sẽ làm vết thương đau đớn hơn.
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, tránh gây tổn thương đến vùng lợi bị tổn thương, tránh làm vết lở miệng bị viêm loét nặng hơn.
Rau diếp cá trị lở miệng* |
Bệnh lở miệng ở người lớn có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần bất cứ sự can thiệp nào. Tuy nhiên, tình trạng đau rát, khó chịu trong suốt quá trình bệnh thì cần phải giảm thiểu:
- Mật ong và nghệ: Mật ong và nghệ được xem là cách chữa lở miệng đơn giản, an toàn và hiệu quả nhất. Mật ong có tính sát trùng, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, đồng thời nghệ giúp vết thương lành nhanh chóng. Cách thực hiện cực kỳ đơn giản, bạn chỉ cần trộn một ít mật ong nguyên chất và bột nghệ, sau đó dùng tăm bông bôi lên vết lở miệng, để nguyên trong khoảng 2 – 3 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch.
- Nước ép cà chua: Cà chua là quả có tính bình, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc. Ăn cà chua sống hoặc uống nước ép hàng ngày có thể điều trị lở miệng hiệu quả.
- Rau diếp cá: Rau diếp cá với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cực tốt, do vậy diếp cá trị lở miệng rất hiệu quả được áp dụng từ xa xưa. Có thể dùng cả cây bỏ rễ, rửa sạch và xay nhuyễn lấy nước cốt để uống, bệnh lở miệng ở người lớn sẽ tự khỏi.
Ngavvt