Thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ hiện nay được nhiều người quan tâm đến. Tham khảo mọi thông tin liên quan ở bài viết dưới đây. Vậy, giá trồng răng sứ đã có ai biết đến hay chưa?
Trường hợp nào nên bọc răng hàm?
Chỉ định bọc răng hàm có thể được áp dụng trong các trường hợp sau:
Răng sâu quá lớn: Răng bị sâu ăn mòn, lỗ sâu răng quá lớn trên mặt nhai, thân răng hay kẽ răng cần phải được bọc sứ sau khi nạo sạch vết sâu nhằm hạn chế sự tác động của vi khuẩn gây sâu răng.
Tình trạng răng sâu nặng |
Răng hàm bị sâu đã trám nhưng bong tróc: Vết trám răng bị bong tróc, phần răng còn lại không đủ nhiều để tiếp tục thực hiện trám răng.
Răng hàm bị chấn thương vỡ, mẻ : Do các va chạm, tai nạn hoặc nhai đồ ăn quá cứng.
Men răng yếu: Răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và không đủ độ chắc khỏe, dễ vỡ khi có tác động từ bên ngoài.
Mòn cổ răng: Cổ răng hàm bị mòn quá nhiều cần được bọc sứ nhằm tránh tình trạng răng yếu có thể dẫn tới ê buốt hoặc lung lay răng.
Răng hàm sau khi điều trị tủy: Trường hợp này cũng cần được bảo vệ, tránh tình trạng răng bị giòn, dễ vỡ do tác động từ bên ngoài và đảm bảo ăn nhai tốt.
Cũng có những trường hợp bọc răng hàm áp dụng cho những răng bị xỉn màu nặng do bẩm sinh hoặc sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều nhằm tạo tính thẩm mỹ cho răng.
Bọc răng hàm có đau nhiều hay không?
Thông thường bọc răng hàm chủ yếu đau nhức ở công đoạn mài răng. Mài răng thực chất là một bước nhằm sửa soạn cho răng đều khít hơn và không bị kênh hay cộm khi bọc răng sứ. Thao tác này xâm lấn đến cả 5 mặt răng nhưng cần phải đảm bảo nằm trong giới hạn nhất định để không làm răng bị tổn thương quá nhiều.
Tỉ lệ răng cần mài đối với răng hàm thường được quy định như sau:
- Mài cổ răng: 0.6 – 0.8 mm
- Thân răng: 1.3 – 1.6 mm
- Mặt nhai: 1.4 – 1.8 mm
Bên cạnh đó, trước khi mài, các bác sĩ sẽ gây tê cục bộ vị trí răng cần mài nên bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề bọc răng hàm có đau không.
Nên chọn loại răng sứ nào để bọc răng hàm?
Răng hàm là loại răng có chức năng ăn nhai quan trọng nhưng lại không có vai trò nhiều về tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi lựa chọn loại răng giả để bọc răng hàm thì bạn nên đề cao độ bền chắc, khả năng ăn nhai và tương thích với cơ thể hơn là tính thẩm mỹ.
Hiện nay, có 2 dòng răng sứ đang được ứng dụng khá phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Mỗi loại đều có những đặc điểm, tính chất riêng biệt như sau:
➤ Răng sứ kim loại:
Tính thẩm mỹ: ★ ★ ★ (Răng vẫn có hiện tượng bóng đen mờ khi đi qua ánh sáng và đen viền nướu sau một thời gian)
Độ bền, khả năng ăn nhai: ★ ★ ★ (Tuổi thọ duy trì được từ 15 – 20 năm, khả năng chịu lực tốt, đảm bảo chức năng ăn nhai tương đương răng thật)
Tính tương thích với cơ thể: ★ ★ ★ ★ (Vẫn có 1% số người bị dị ứng với thành phần kim loại)
Chi phí: ★ ★ ★ ★ ★ (chi phí phù hợp với điều kiện của đa số mọi người)
➤ Răng toàn sứ:
Tính thẩm mỹ: ★ ★ ★ ★ ★ (Răng có màu sắc, hình dáng, kích thước tương đồng như răng thật)
Độ bền, khả năng ăn nhai: ★ ★ ★ ★ (Tuổi thọ duy trì được từ 20 – 25 năm, chịu lực tốt gấp 4 – 5 lần răng thật, đảm bảo khả năng ăn nhai)
Tính tương thích với cơ thể: ★ ★ ★ ★ ★ (Hoàn toàn không gây kích ứng)
Chi phí: ★ ★ ★ (khá cao so với răng sứ kim loại)
Như vậy, xét về tính bền chắc và khả năng tương thích với cơ thể thì răng toàn sứ vẫn nổi trội hơn so với răng sứ kim loại. Bạn có thể dựa vào đây để cân nhắc lựa chọn loại răng phù hợp khi bọc răng hàm hay bọc răng sứ cho răng cửa.
Lưu ý cần nhớ sau khi bọc răng hàm
Để đảm bảo độ bền chắc của mão răng sứ sau khi bọc, bạn cần lưu ý chế độ chăm sóc răng miệng tốt cũng như thay đổi thực đơn ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày:
- Vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng đủ 2 lần/ ngày kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng
- Tránh ăn đồ ăn cứng, dai, dẻo, dính…
- Hạn chế thực phẩm có màu, chứa nhiều đường và acid
- Tránh các hoạt động có nhiều nguy cơ xảy ra va chạm như chạy nhảy, đá bóng…